Cách sử dụng xe đạp điện, xe máy điện an toàn

Xe đạp điện và xe máy điện hiện nay đã trở thành phương tiện khá phổ biến. Nhất là đối với đối tượng học sinh sinh viên. Tuy nhiên, đối với những ai lần đầu sử dụng phương tiện này sẽ gặp khá nhiều bỡ ngỡ. Phân vân chưa biết nên sử dụng như thế nào cho hợp lý, tiết kiệm năng lượng và an toàn. Vậy thì đừng bỏ qua những chia sẻ sau đây để biết cách sử dụng phương tiện xe điện an toàn nhất và biết cách chăm sóc, bảo quản cho chiếc xe của mình bạn nhé.

1. Cách đi xe đạp điện an toàn

Khởi động xe đạp điện theo các bước như sau:

Bước 1: Đưa xe đạp điện ra chỗ có không gian rộng rãi sao cho bánh trước và bánh sau thẳng hàng nhau, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách và ngồi lên xe.

Đội mũ bảo hiểm là bước quan trọng giúp bảo đảm an toàn cho người sử dụng xe đạp điện, xe máy điện

Bước 2: Hai tay nắm ghi đông, hai chân chạm đất để giữ thẳng, lưu ý đảm bảo phía trước không có chướng ngại vật.

Bắt đầu khởi động xe đạp điện đúng cách

Bước 3: Mở khóa xe đạp điện và nút nguồn xe (nếu có), đặt tay lên ghi đông và luôn đặt tay vào thắng xe để giữ an toàn và xử lý tình huống bất ngờ đúng cách.

Bước 4: Bắt đầu đạp xe để khởi động lấy đà cho xe chạy từ từ

Bước 5: Khi xe đạp điện đã có gia tốc, tăng ga từ từ cho đến khi tốc độ ổn định và di chuyển.

Cách sử dụng xe đạp điện:

Đi xe đạp điện trên đường thẳng cần chú ý quan sát và đi với tốc độ vừa phải


– Cách đi xe đạp điện trên đường thẳng: Trên đường thẳng bạn cần chú ý quan sát hai bên và cả phía trước, hai tay luôn đặt trên ghi đông và thắng xe để xử lý tình huống bất ngờ ít độ trễ nhất, điều chỉnh ga đều, không đi với tốc độ quá nhanh.

– Cách đi xe đạp điện trên đoạn đường khó đi: Đối với địa hình gồ ghề, bạn càng cần tập trung quan sát đường và cả hai bên, cần giảm tốc độ của xe và chuyển sang chế độ Sport (nếu có). Bất kỳ địa hình nào bạn đều cần giữ ghi đông xe chắc chắn và không rời thắng xe, nếu cảm thấy lực của xe quá yếu, không đủ vượt qua những ổ gà hoặc chỗ khó đi, bạn có thể dùng bàn đạp để đạp trợ lực cho xe.

Đi xe đạp điện trên đường khó đi cần giảm tốc độ và quan sát kỹ

– Chuyển hướng/ quay đầu xe đạp điện: Cần quan sát kỹ hai bên, đằng trước và đằng sau. Nếu muốn rẽ hoặc chuyển hướng bạn cần giảm tốc độ và bật tín hiệu xin đường, chú ý quay đầu đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn.

Cách dừng xe đạp điện:

Dừng xe đạp điện đúng kỹ thuật

Bước 1: Quan sát hai bên, phía trước và phía sau

Bước 2: Giảm tốc độ và từ từ rà thắng xe, đưa hai chân từ từ tiếp đất và chống chân để giữ thăng bằng.

Bước 3: Dừng hẳn xe, tắt chìa khóa, đặt chân chống xuống và khóa xe đảm bảo an toàn.

2. Hướng dẫn cách đi xe máy điện an toàn

Cách khởi động xe máy điện:

Chuẩn bị khởi động xe máy điện

Bước 1: Dắt xe máy điện ra nơi có không gian rộng, để bánh trước và bánh sau xe thẳng hàng với nhau, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách và ngồi lên xe.

Bước 2: Hai tay nắm ghi đông, hai chân chạm đất để giữ thăng bằng, lưu ý đảm bảo phía trước không có vật cản.

Bước 3: Mở khóa xe đạp điện và nút nguồn xe (nếu có), đặt tay lên ghi đông và luôn đặt tay vào thắng xe để giữ an toàn và xử lý tình huống bất ngờ đúng cách.

Bước 4: Để hai tay lên ghi đông, nới lỏng thắng xe và ga xe nhẹ để lấy đà chuyển động, sau đó tăng dần ga lên, đưa hai chân vào vị trí để chân.

Bước 5: Khi xe đã có gia tốc và đi vào tốc độ ổn định, tăng ga từ từ đến tốc độ theo ý muốn, lưu ý không nên đi với tốc độ quá nhanh gây nguy hiểm.

Đi xe máy điện cần đội mũ bảo hiểm và chú ý quan sát xung quanh qua gương và bằng mắt thường


Lưu ý: Cách sử dụng xe máy điện và cách dừng xe máy điện cũng tương tự như xe đạp điện, bạn có thể tham khảo những thông tin ở trên.

3. Cách sạc xe đạp điện, xe máy điện và bảo dưỡng định kỳ

– Bạn chỉ nên tiếp tục sạc ắc quy xe khi đã tiêu thụ hết khoảng 2/3  mức năng lượng xe trở lên nhưng cũng lưu ý không để xe bị cạn kiệt năng lượng mới sạc vì như vậy gây hại và giảm tuổi thọ của ắc quy. Có thể xem đồng hồ báo điện để định mức được mức năng lượng còn lại trên xe.

– Chú ý không sạc xe ngay sau khi vừa di chuyển vì lúc này động cơ và ắc quy đang nóng, khi sạc ảnh hưởng xấu đến ắc quy. Bạn nên sạc xe sau khoảng 30 -60 phút sau khi sử dụng để ắc quy nguội bớt.

– Để ý và rút sạc ắc quy sau khi sạc xong, mặc dù sạc có hệ thống tự ngắt nhưng tình trạng sạc để lâu khi ắc quy đầy nhiều lần sẽ làm cho ắc quy bị chai và giảm tuổi thọ.

– Mặc dù một số mẫu xe đạp điện, xe máy điện hiện nay có trang bị tính năng chống nước, tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế đưa xe đi vào những đoạn đường ngập nước sâu và ngập kéo dài sẽ khiến động cơ bị chập cháy hệ thống điện và động cơ vô cùng nguy hiểm.

– Xe máy điện, xe đạp điện chịu tải kém hơn so với các mẫu xe đạp, xe máy thông thường nên bạn không nên thường xuyên chở quá trọng tải của xe vì như vậy ảnh hưởng đến ắc quy vì phải làm việc nặng nề hơn. Để biết tải trọng tối đa chính xác, bạn nên xem sách hướng dẫn sử dụng khi mua xe hoặc tham khảo trực tiếp tại cửa hàng, thông thường tải trọng của xe đạp điện, xe máy điện là từ 150-180 kg.

– Nên thường xuyên lau chùi làm sạch xe và bảo hành, kiểm tra xe định kỳ 2 tháng 1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ hư hỏng, trục trặc. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, nếu xảy ra hiện tượng bất thường, bạn nên đưa ngay đến cửa hàng chính hãng hoặc cửa hàng sửa chữa, tránh tự xử lý ở nhà gây dẫn đến việc thiếu kỹ thuật và làm nghiêm trọng vấn đề của xe.

Hi vọng với hướng dẫn chi tiết cách sử dụng xe đạp điện, xe máy điện an toàn được chúng tôi gợi ý, bạn đọc đã có thể có thêm thông tin tham khảo để đảm bảo vận hành xe an toàn, khoa học và kèo dài tuổi thọ xe. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức về các mẫu xe máy điện mới nhất trên thị trường hiện nay cùng các chương trình khuyến mãi siêu hấp dẫn từ  Xe Điện Cường Huệ bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0986.325.302
chat-active-icon